LÕA LÒNG.
Đôi khi tuột luốt cõi lòng
Thử xem nóng lạnh lúc không mưu đồ
Chợt nghe trong cõi lõa lồ
Trái tim thèo lẻo ngây ngô nhớ người.
(Thơ Hùng Nguyễn Boston)
__________________________
HỌA THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN
Em bỏ chồng - anh chít với em lun
Nói trước thế để anh còn cài dép
Vườn hàng xóm quả bao giờ cũng đẹp
Lũ rận trong chăn cứ rúc rích cười.
Em bỏ chồng xong anh chạy đằng giời
Cuối mùa trăng - mật sẽ còn vị đắng
Hiền như Tấm mà Cám còn thành mắm
Em bỏ chồng - anh chít với em lun!
(Thơ Thanh Chung NewYork)
Em bỏ chồng - anh chít với em lun
Nói trước thế để anh còn cài dép
Vườn hàng xóm quả bao giờ cũng đẹp
Lũ rận trong chăn cứ rúc rích cười.
Em bỏ chồng xong anh chạy đằng giời
Cuối mùa trăng - mật sẽ còn vị đắng
Hiền như Tấm mà Cám còn thành mắm
Em bỏ chồng - anh chít với em lun!
(Thơ Thanh Chung NewYork)
____________________________________
TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HAI BÀI THƠ “TUỘT LUỐT CÕI LÒNG”:
“Tuột luốt cõi lòng” là chữ dùng trong bài Lục Bát “Lõa lòng” của anh Nguyễn Hùng. Bài thơ chỉ bốn câu này rất thú vị về tứ, về nghĩa, về biểu cảm và nhất là về dụng chữ. Trong đó, chữ “tuột luốt”, một động từ thô bạo, dứt khoát… được đưa vào thơ Lục Bát mà nói như giới thời trang là “rất sành điệu”.
“Đôi khi tuột luốt cõi lòng
Thử xem nóng lạnh khi không mưu đồ”
Đọc hai câu thơ trên, người đọc sẽ hình dung “cõi lòng” lúc nào cũng được bao bọc bởi một hay nhiều lớp vỏ bọc nào đó.
Mỗi chúng ta đều có vô vàn lý do để bao bọc, để che đậy cõi lòng mình. Có người che đậy để bớt tổn thương. Có người bao bọc để “mưu đồ” việc mình, việc thiên hạ…
Những lẽ ấy là thường tình trong cuộc sống. Ai cũng có quyền riêng tư. Mà “cõi lòng” là nơi riêng tư tuyệt đối.
Anh Nguyễn Hùng một hôm ra quyết định không số, quyết định tự mình thực hiện kéo tuột lớp vỏ bọc , rồi đặt bàn tay, áp da mặt xuống cõi lòng để lắng nghe và cảm nhận độ nóng, lạnh của nó khi không che đậy, không mưu đồ:
“Chợt nghe trong cõi lõa lồ
“Tuột luốt cõi lòng” là chữ dùng trong bài Lục Bát “Lõa lòng” của anh Nguyễn Hùng. Bài thơ chỉ bốn câu này rất thú vị về tứ, về nghĩa, về biểu cảm và nhất là về dụng chữ. Trong đó, chữ “tuột luốt”, một động từ thô bạo, dứt khoát… được đưa vào thơ Lục Bát mà nói như giới thời trang là “rất sành điệu”.
“Đôi khi tuột luốt cõi lòng
Thử xem nóng lạnh khi không mưu đồ”
Đọc hai câu thơ trên, người đọc sẽ hình dung “cõi lòng” lúc nào cũng được bao bọc bởi một hay nhiều lớp vỏ bọc nào đó.
Mỗi chúng ta đều có vô vàn lý do để bao bọc, để che đậy cõi lòng mình. Có người che đậy để bớt tổn thương. Có người bao bọc để “mưu đồ” việc mình, việc thiên hạ…
Những lẽ ấy là thường tình trong cuộc sống. Ai cũng có quyền riêng tư. Mà “cõi lòng” là nơi riêng tư tuyệt đối.
Anh Nguyễn Hùng một hôm ra quyết định không số, quyết định tự mình thực hiện kéo tuột lớp vỏ bọc , rồi đặt bàn tay, áp da mặt xuống cõi lòng để lắng nghe và cảm nhận độ nóng, lạnh của nó khi không che đậy, không mưu đồ:
“Chợt nghe trong cõi lõa lồ
Trái tim thèo lẻo ngây ngô nhớ người.”
(bài thơ “ Lõa Lòng”-N.H)
(bài thơ “ Lõa Lòng”-N.H)
Anh Nguyễn Hùng thú nhận, cái lúc tấm lòng anh lõa lồ, trơ toen hoẽn
ra, chẳng có gì ở đó ngoài trái tim “thèo lẻo ngây ngô nhớ người”. Chỉ
có bấy nhiêu thôi. Chấm hết!
Bạn có tin lúc tấm lòng ta trơ ra, không mưu đồ gì cả, chỉ còn lại nỗi nhớ một người, nhớ đến khờ, đến ngây và trách hờn trái tim mình như một kẻ nhiều chuyện, một người mỏ nhọn chỉ chuyên thèo lẻo điều không đâu vào đâu không?
Bạn có tin lúc tấm lòng ta trơ ra, không mưu đồ gì cả, chỉ còn lại nỗi nhớ một người, nhớ đến khờ, đến ngây và trách hờn trái tim mình như một kẻ nhiều chuyện, một người mỏ nhọn chỉ chuyên thèo lẻo điều không đâu vào đâu không?
Tin
hay không là chuyện của quí bạn. Hay bạn cũng thử “tuột luốt” cõi lòng
mình ra một lần để có lời giải thích khác hơn chăng? Tùy ý bạn vậy.
Tôi thì tin vào lời “tự thú” không cần tra vấn của anh Nguyễn Hùng như là một cách đồng cảm. Nhưng chuyện vẫn đang còn, bạn dành chút thời gian đọc phần sau sẽ rõ.
Cái thân có thể rất đẹp đẽ, sang trọng nhưng tấm lòng bên trong đâu chắc đã thế. Ngược lại dung mạo có thể xấu xí nhưng tấm lòng lại thanh cao.
“Cõi lòng” là tên gọi khác của tấm lòng, hay còn gọi là cái tâm… Đó là thế giới phi vật thể mặc dù nó hiện hữu ở trong từng con người, nhưng không phải lúc nào con người cũng nhận biết cõi lòng mình có ở với mình hay không. Bởi vì, có những lúc cõi lòng của ta không ở cùng ta, không đi cùng ta mà cứ lêu bêu đâu đó trong quá khứ, ở cùng ai đó, hay vớ vẩn tận phương nao vì một vấn đề nào đó.
Trong một vấn đề, một sự việc cụ thể thì cõi lòng chị Thanh Chung là để ngỏ… với “Anh”. Chị không thầm thì mà dõng dạt tuyên bố rằng, chị sẽ “giết chít” trái tim ai đó chớ không thèm lấy đi một nửa. Hãy ngoái đầu lại mà xem, những ngày xưa thơ ấu: “Hiền như Tấm mà Cám còn thành mắm” kia kìa… Cài quai dép sẵn đi nhé! Muôn đời, chước bỏ chạy luôn là thượng sách phải không bạn?
Nếu bạn còn đứng lại chần chờ, xin mời đọc bài thơ của Thanh Chung:
HỌA THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN
Em bỏ chồng - anh chít với em lun
Nói trước thế để anh còn cài dép
Vườn hàng xóm quả bao giờ cũng đẹp
Lũ rận trong chăn cứ rúc rích cười.
Em bỏ chồng xong anh chạy đằng giời
Cuối mùa trăng - mật sẽ còn vị đắng
Hiền như Tấm mà Cám còn thành mắm
Em bỏ chồng - anh chít với em lun!
(TC-NY 26/8/2012)
Tôi thì tin vào lời “tự thú” không cần tra vấn của anh Nguyễn Hùng như là một cách đồng cảm. Nhưng chuyện vẫn đang còn, bạn dành chút thời gian đọc phần sau sẽ rõ.
Cái thân có thể rất đẹp đẽ, sang trọng nhưng tấm lòng bên trong đâu chắc đã thế. Ngược lại dung mạo có thể xấu xí nhưng tấm lòng lại thanh cao.
“Cõi lòng” là tên gọi khác của tấm lòng, hay còn gọi là cái tâm… Đó là thế giới phi vật thể mặc dù nó hiện hữu ở trong từng con người, nhưng không phải lúc nào con người cũng nhận biết cõi lòng mình có ở với mình hay không. Bởi vì, có những lúc cõi lòng của ta không ở cùng ta, không đi cùng ta mà cứ lêu bêu đâu đó trong quá khứ, ở cùng ai đó, hay vớ vẩn tận phương nao vì một vấn đề nào đó.
Trong một vấn đề, một sự việc cụ thể thì cõi lòng chị Thanh Chung là để ngỏ… với “Anh”. Chị không thầm thì mà dõng dạt tuyên bố rằng, chị sẽ “giết chít” trái tim ai đó chớ không thèm lấy đi một nửa. Hãy ngoái đầu lại mà xem, những ngày xưa thơ ấu: “Hiền như Tấm mà Cám còn thành mắm” kia kìa… Cài quai dép sẵn đi nhé! Muôn đời, chước bỏ chạy luôn là thượng sách phải không bạn?
Nếu bạn còn đứng lại chần chờ, xin mời đọc bài thơ của Thanh Chung:
HỌA THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN
Em bỏ chồng - anh chít với em lun
Nói trước thế để anh còn cài dép
Vườn hàng xóm quả bao giờ cũng đẹp
Lũ rận trong chăn cứ rúc rích cười.
Em bỏ chồng xong anh chạy đằng giời
Cuối mùa trăng - mật sẽ còn vị đắng
Hiền như Tấm mà Cám còn thành mắm
Em bỏ chồng - anh chít với em lun!
(TC-NY 26/8/2012)
Hai
bài thơ của chị Thanh Chung và anh Nguyễn Hùng có những điểm tương đồng
không bao che cho “ CÕI LÒNG” thì đã rõ nhưng sự khác biệt mới và điểm
lý thú nhiều.
Về bề mặt, hai bài thơ mang hai thể khác nhau. Bài của Thanh Chung dài gấp đôi so với bài của Nguyễn Hùng. (Nhưng sự dài hay ngắn của một bài thơ không quyết định độ hay, dở của bài thơ, phải không các bạn?)
Tôi đồ rằng, lúc viết bài thơ, tâm trạng của anh Nguyễn Hùng miên man buồn. Chị Thanh Chung thì không, tâm trạng của chị rất hứng khởi. Tiếng cười bật ra từ bài thơ của chị ở tất cả mọi câu. Có lúc, còn cười thành tiếng “rúc rích” nữa. Như vậy, bài thơ của anh Nguyễn Hùng là thơ buồn. Bài thơ của Thanh Chung là bài thơ hài. Nhưng cả hai đều lên tiếng về một vấn đề nghiêm túc: Tấm lòng. Anh Nguyễn Hùng viết bài “Lõa lòng” là ý định viết một bài thơ.
Còn chị Thanh Chung viết bài thơ với ý định chỉ để minh họa cho một bài viết về một bài thơ khác nhà thơ Đồng Đức Bốn, không nghĩ viết một bài thơ đứng một mình. Đề tài chị TC chọn để thể hiện quá nhạy cảm, lại là tiếng nói của kẻ thứ hai luôn phải đoan chính đang bị thách thức trở thành người thứ ba đầy thị phi. Mà làm người thứ ba ( Dù những người thứ ba rất đông đảo. Đã có vài công bố cho rằng, có đến 90% quí ông làm người thứ ba. Tất nhiên cũng phải chừng đó quí bà mới thành chuyện) Nhưng một khi chưa bị lộ, mấy ai dám mở miệng loan tin, chỉ dám chống nạnh nhìn đời bằng đôi mắt buồn lờ lợ.
Nhưng cuộc đời luôn có những khúc quanh, dù là kẻ mạnh đến đâu cũng khó nói trước được điều gì ở phía ẩn số, phải không các bạn?
Anh Nguyễn Hùng dùng những từ “ Lõa lòng, lõa lồ, tuột luốt”. Nói là thế, nhưng nhìn vào, thật sự tấm lòng của anh vẫn kín bưng. “Trái tim thèo lẻo ngây ngô nhớ người” là một khái niệm mơ hồ thôi. Ai lại chẳng có lúc thèo lẻo, vắt vẻo, hay ngắt nghẻo…nhớ người. Nhỉ? Hay “ Trái tim nóng lạnh lúc không mưu đồ” thì lúc đó là nóng, hay lạnh, hay không nóng, không lạnh? Cũng chỉ riêng anh Nguyễn Hùng biết. Tôi và bạn không thể. Tôi và bạn chỉ suy đoán a, b, c có thể, có thể vậy thôi.
Khi đã cởi hết mà không thể thấy gì bên trong. Tôi nghĩ, thuật ngữ dùng chữ tượng hình nhưng không phải là hình ở bài thơ này của anh Nguyễn Hùng, rất đặc sắc.
Về bề mặt, hai bài thơ mang hai thể khác nhau. Bài của Thanh Chung dài gấp đôi so với bài của Nguyễn Hùng. (Nhưng sự dài hay ngắn của một bài thơ không quyết định độ hay, dở của bài thơ, phải không các bạn?)
Tôi đồ rằng, lúc viết bài thơ, tâm trạng của anh Nguyễn Hùng miên man buồn. Chị Thanh Chung thì không, tâm trạng của chị rất hứng khởi. Tiếng cười bật ra từ bài thơ của chị ở tất cả mọi câu. Có lúc, còn cười thành tiếng “rúc rích” nữa. Như vậy, bài thơ của anh Nguyễn Hùng là thơ buồn. Bài thơ của Thanh Chung là bài thơ hài. Nhưng cả hai đều lên tiếng về một vấn đề nghiêm túc: Tấm lòng. Anh Nguyễn Hùng viết bài “Lõa lòng” là ý định viết một bài thơ.
Còn chị Thanh Chung viết bài thơ với ý định chỉ để minh họa cho một bài viết về một bài thơ khác nhà thơ Đồng Đức Bốn, không nghĩ viết một bài thơ đứng một mình. Đề tài chị TC chọn để thể hiện quá nhạy cảm, lại là tiếng nói của kẻ thứ hai luôn phải đoan chính đang bị thách thức trở thành người thứ ba đầy thị phi. Mà làm người thứ ba ( Dù những người thứ ba rất đông đảo. Đã có vài công bố cho rằng, có đến 90% quí ông làm người thứ ba. Tất nhiên cũng phải chừng đó quí bà mới thành chuyện) Nhưng một khi chưa bị lộ, mấy ai dám mở miệng loan tin, chỉ dám chống nạnh nhìn đời bằng đôi mắt buồn lờ lợ.
Nhưng cuộc đời luôn có những khúc quanh, dù là kẻ mạnh đến đâu cũng khó nói trước được điều gì ở phía ẩn số, phải không các bạn?
Anh Nguyễn Hùng dùng những từ “ Lõa lòng, lõa lồ, tuột luốt”. Nói là thế, nhưng nhìn vào, thật sự tấm lòng của anh vẫn kín bưng. “Trái tim thèo lẻo ngây ngô nhớ người” là một khái niệm mơ hồ thôi. Ai lại chẳng có lúc thèo lẻo, vắt vẻo, hay ngắt nghẻo…nhớ người. Nhỉ? Hay “ Trái tim nóng lạnh lúc không mưu đồ” thì lúc đó là nóng, hay lạnh, hay không nóng, không lạnh? Cũng chỉ riêng anh Nguyễn Hùng biết. Tôi và bạn không thể. Tôi và bạn chỉ suy đoán a, b, c có thể, có thể vậy thôi.
Khi đã cởi hết mà không thể thấy gì bên trong. Tôi nghĩ, thuật ngữ dùng chữ tượng hình nhưng không phải là hình ở bài thơ này của anh Nguyễn Hùng, rất đặc sắc.
Ngược
lại, Thanh Chung không miêu tả, không nói lột, hay tuột nhưng chúng ta
thấy “cõi lòng” lồ lộ giữa thanh thiên bạch nhật, cảnh báo “Anh” rằng: “
Anh” đừng có mơ ban ngày nữa. Ác mộng đấy! Hoa nhà hàng xóm lúc nào chả
đẹp. Chăn nào chẳng có rận nấy? Và nếu anh chưa chịu tỉnh ngủ thì hãy
liệu hồn: “Hiền như Tấm mà Cám còn thành mắm”, huống hồ…
Lời cảnh báo nghe thật sốc! Nhưng tôi chắc “ Anh” đang cười khà khà và cởi dép…nhấn số tới, vọt đến ôm chặt “đối thủ” vào lòng.
Có thể đo chiều cao con người, đếm chỉ số thông minh (ấy là nhiều người nói vậy, còn tôi, tôi không tin vào cái gọi là chỉ số thông minh là mấy) nhưng chưa ai có thể dùng vật nào đó để đong, đo tận hết Tấm Lòng, hay Cõi Lòng.
Có những tấm lòng độ lượng chở che được cả sơn hà, xã tắc. Cũng có những tấm lòng dìm biển người trong mông muội vì ích kỷ. Nhận thức biến đổi, thì tấm lòng cũng thay đổi. Xã hội càng loạn, tấm lòng càng được bưng bít, càng khó nhìn thấy Người. Càng khó lắm lắm cho những ai là Người !
Lời cảnh báo nghe thật sốc! Nhưng tôi chắc “ Anh” đang cười khà khà và cởi dép…nhấn số tới, vọt đến ôm chặt “đối thủ” vào lòng.
Có thể đo chiều cao con người, đếm chỉ số thông minh (ấy là nhiều người nói vậy, còn tôi, tôi không tin vào cái gọi là chỉ số thông minh là mấy) nhưng chưa ai có thể dùng vật nào đó để đong, đo tận hết Tấm Lòng, hay Cõi Lòng.
Có những tấm lòng độ lượng chở che được cả sơn hà, xã tắc. Cũng có những tấm lòng dìm biển người trong mông muội vì ích kỷ. Nhận thức biến đổi, thì tấm lòng cũng thay đổi. Xã hội càng loạn, tấm lòng càng được bưng bít, càng khó nhìn thấy Người. Càng khó lắm lắm cho những ai là Người !
(NGUYỄN LÂM CÚC)
(Tác phẩm NLC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét