Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

NGUYỄN LÂM CÚC... TUỘT LUỐT... (Phiếm luận cùng bằng hữu)

           LÕA LÒNG. 

Đôi khi  tuột luốt cõi lòng 

Thử xem nóng lạnh lúc không mưu đồ 

Chợt nghe trong cõi lõa lồ 

Trái tim thèo lẻo ngây ngô nhớ người.
                   (Thơ Hùng Nguyễn Boston)
__________________________
    HỌA THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN
Em bỏ chồng - anh chít với em lun
Nói trước thế để anh còn cài dép
Vườn hàng xóm quả bao giờ cũng đẹp
Lũ rận trong chăn cứ rúc rích cười.
Em bỏ chồng xong anh chạy đằng giời
Cuối mùa trăng - mật sẽ còn vị đắng
Hiền như Tấm mà Cám còn thành mắm
Em bỏ chồng - anh chít với em lun!
                     (Thơ Thanh Chung NewYork) 
____________________________________ 
 TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HAI BÀI THƠ “TUỘT LUỐT CÕI LÒNG”:

   “Tuột luốt cõi lòng” là chữ dùng trong bài Lục Bát “Lõa lòng” của anh Nguyễn Hùng. Bài thơ chỉ bốn câu này rất thú vị về tứ, về nghĩa, về biểu cảm và nhất là về dụng chữ. Trong đó, chữ “tuột luốt”, một động từ thô bạo, dứt khoát… được đưa vào thơ Lục Bát mà nói như giới thời trang là “rất sành điệu”.
        “Đôi khi tuột luốt cõi lòng
        Thử xem nóng lạnh khi không mưu đồ”
     Đọc hai câu thơ trên, người đọc sẽ hình dung “cõi lòng” lúc nào cũng được bao bọc bởi một hay nhiều lớp vỏ bọc nào đó.
    Mỗi chúng ta đều có vô vàn lý do để bao bọc, để che đậy cõi lòng mình. Có người che đậy để bớt tổn thương. Có người bao bọc để “mưu đồ” việc mình, việc thiên hạ…
    Những lẽ ấy là thường tình trong cuộc sống. Ai cũng có quyền riêng tư. Mà “cõi lòng” là nơi riêng tư tuyệt đối.
    Anh Nguyễn Hùng một hôm ra quyết định không số, quyết định tự mình thực hiện kéo tuột lớp vỏ bọc , rồi đặt bàn tay, áp da mặt xuống cõi lòng để lắng nghe và cảm nhận độ nóng, lạnh của nó khi không che đậy, không mưu đồ:
        “Chợt nghe trong cõi lõa lồ
       Trái tim thèo lẻo ngây ngô nhớ người.”
                                 (bài thơ “ Lõa Lòng”-N.H) 
    Anh Nguyễn Hùng thú nhận, cái lúc tấm lòng anh lõa lồ, trơ toen hoẽn ra, chẳng có gì ở đó ngoài trái tim “thèo lẻo ngây ngô nhớ người”. Chỉ có bấy nhiêu thôi. Chấm hết!
    Bạn có tin lúc tấm lòng ta trơ ra, không mưu đồ gì cả, chỉ còn lại nỗi nhớ một người, nhớ đến khờ, đến ngây và trách hờn trái tim mình như một kẻ nhiều chuyện, một người mỏ nhọn chỉ chuyên thèo lẻo điều không đâu vào đâu không?
    Tin hay không là chuyện của quí bạn. Hay bạn cũng thử “tuột luốt” cõi lòng mình ra một lần để có lời giải thích khác hơn chăng? Tùy ý bạn vậy.
    Tôi thì tin vào lời “tự thú” không cần tra vấn của anh Nguyễn Hùng như là một cách đồng cảm. Nhưng chuyện vẫn đang còn, bạn dành chút thời gian đọc phần sau sẽ rõ.
    Cái thân có thể rất đẹp đẽ, sang trọng nhưng tấm lòng bên trong đâu chắc đã thế. Ngược lại dung mạo có thể xấu xí nhưng tấm lòng lại thanh cao.
    “Cõi lòng” là tên gọi khác của tấm lòng, hay còn gọi là cái tâm… Đó là thế giới phi vật thể mặc dù nó hiện hữu ở trong từng con người, nhưng không phải lúc nào con người cũng nhận biết cõi lòng mình có ở với mình hay không. Bởi vì, có những lúc cõi lòng của ta không ở cùng ta, không đi cùng ta mà cứ lêu bêu đâu đó trong quá khứ, ở cùng ai đó, hay vớ vẩn tận phương nao vì một vấn đề nào đó.
    Trong một vấn đề, một sự việc cụ thể thì cõi lòng chị Thanh Chung là để ngỏ… với “Anh”. Chị không thầm thì mà dõng dạt tuyên bố rằng, chị sẽ “giết chít” trái tim ai đó chớ không thèm lấy đi một nửa. Hãy ngoái đầu lại mà xem, những ngày xưa thơ ấu: “Hiền như Tấm mà Cám còn thành mắm” kia kìa… Cài quai dép sẵn đi nhé! Muôn đời, chước bỏ chạy luôn là thượng sách phải không bạn?
    Nếu bạn còn đứng lại chần chờ, xin mời đọc bài thơ của Thanh Chung:

    HỌA THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN

Em bỏ chồng - anh chít với em lun
Nói trước thế để anh còn cài dép
Vườn hàng xóm quả bao giờ cũng đẹp
Lũ rận trong chăn cứ rúc rích cười.
Em bỏ chồng xong anh chạy đằng giời
Cuối mùa trăng - mật sẽ còn vị đắng
Hiền như Tấm mà Cám còn thành mắm
Em bỏ chồng - anh chít với em lun!
                              (TC-NY 26/8/2012)
    Hai bài thơ của chị Thanh Chung và anh Nguyễn Hùng có những điểm tương đồng không bao che cho “ CÕI LÒNG” thì đã rõ nhưng sự khác biệt mới và điểm lý thú nhiều.
    Về bề mặt, hai bài thơ mang hai thể khác nhau. Bài của Thanh Chung dài gấp đôi so với bài của Nguyễn Hùng. (Nhưng sự dài hay ngắn của một bài thơ không quyết định độ hay, dở của bài thơ, phải không các bạn?)
    Tôi đồ rằng, lúc viết bài thơ, tâm trạng của anh Nguyễn Hùng miên man buồn. Chị Thanh Chung thì không, tâm trạng của chị rất hứng khởi. Tiếng cười bật ra từ bài thơ của chị ở tất cả mọi câu. Có lúc, còn cười thành tiếng “rúc rích” nữa. Như vậy, bài thơ của anh Nguyễn Hùng là thơ buồn. Bài thơ của Thanh Chung là bài thơ hài. Nhưng cả hai đều lên tiếng về một vấn đề nghiêm túc: Tấm lòng.         Anh Nguyễn Hùng viết bài “Lõa lòng” là ý định viết một bài thơ.
   Còn chị Thanh Chung viết bài thơ với ý định chỉ để minh họa cho một bài viết về một bài thơ khác nhà thơ Đồng Đức Bốn, không nghĩ viết một bài thơ đứng một mình. Đề tài chị TC chọn để thể hiện quá nhạy cảm, lại là tiếng nói của kẻ thứ hai luôn phải đoan chính đang bị thách thức trở thành người thứ ba đầy thị phi. Mà làm người thứ ba ( Dù những người thứ ba rất đông đảo. Đã có vài công bố cho rằng, có đến 90% quí ông làm người thứ ba. Tất nhiên cũng phải chừng đó quí bà mới thành chuyện) Nhưng một khi chưa bị lộ, mấy ai dám mở miệng loan tin, chỉ dám chống nạnh nhìn đời bằng đôi mắt buồn lờ lợ.
    Nhưng cuộc đời luôn có những khúc quanh, dù là kẻ mạnh đến đâu cũng khó nói trước được điều gì ở phía ẩn số, phải không các bạn?
    Anh Nguyễn Hùng dùng những từ “ Lõa lòng, lõa lồ, tuột luốt”. Nói là thế, nhưng nhìn vào, thật sự tấm lòng của anh vẫn kín bưng. “Trái tim thèo lẻo ngây ngô nhớ người” là một khái niệm mơ hồ thôi. Ai lại chẳng có lúc thèo lẻo, vắt vẻo, hay ngắt nghẻo…nhớ người. Nhỉ? Hay “ Trái tim nóng lạnh lúc không mưu đồ” thì lúc đó là nóng, hay lạnh, hay không nóng, không lạnh? Cũng chỉ riêng anh Nguyễn Hùng biết. Tôi và bạn không thể. Tôi và bạn chỉ suy đoán a, b, c có thể, có thể vậy thôi.
    Khi đã cởi hết mà không thể thấy gì bên trong. Tôi nghĩ, thuật ngữ dùng chữ tượng hình nhưng không phải là hình ở bài thơ này của anh Nguyễn Hùng, rất đặc sắc.
    Ngược lại, Thanh Chung không miêu tả, không nói lột, hay tuột nhưng chúng ta thấy “cõi lòng” lồ lộ giữa thanh thiên bạch nhật, cảnh báo “Anh” rằng: “ Anh” đừng có mơ ban ngày nữa. Ác mộng đấy! Hoa nhà hàng xóm lúc nào chả đẹp. Chăn nào chẳng có rận nấy? Và nếu anh chưa chịu tỉnh ngủ thì hãy liệu hồn: “Hiền như Tấm mà Cám còn thành mắm”, huống hồ…
    Lời cảnh báo nghe thật sốc! Nhưng tôi chắc “ Anh” đang cười khà khà và cởi dép…nhấn số tới, vọt đến ôm chặt “đối thủ” vào lòng.
    Có thể đo chiều cao con người, đếm chỉ số thông minh (ấy là nhiều người nói vậy, còn tôi, tôi không tin vào cái gọi là chỉ số thông minh là mấy) nhưng chưa ai có thể dùng vật nào đó để đong, đo tận hết Tấm Lòng, hay Cõi Lòng.
    Có những tấm lòng độ lượng chở che được cả sơn hà, xã tắc. Cũng có những tấm lòng dìm biển người trong mông muội vì ích kỷ. Nhận thức biến đổi, thì tấm lòng cũng thay đổi. Xã hội càng loạn, tấm lòng càng được bưng bít, càng khó nhìn thấy Người. Càng khó lắm lắm cho những ai là Người !
                                                                                                                                              (NGUYỄN LÂM CÚC)
                                          (Tác phẩm NLC)

(Nguyễn Lâm Cúc và Nguyễn Bắc Sơn)

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

MỘT MAI TỚI BÓNG CŨNG TÀN... (Thơ Hùng Nguyễn)

    MỘT MAI TỚI BÓNG CŨNG TÀN...

Bóng em... dần nhỏ, rồi... mất hút
Đời nuốt chững người vào phù hoa
Chiều nay tiệc biển mừng tôm cá
Xuân trở lại xanh chút ngàn trùng...

Mai mốt em về ngang nhà cũ
E trăng dạo ấy đã điêu tàn
Tiếc ba con sóng đầu mắc cạn
Trễ nãi bờ nghiêng vỗ gật gù...

Bóng ta... lảo đảo, ừ... cơn gió
Thổi từng thun thút phía quạnh hiu
Còn ai vét cốc đong lời đểu
Vọng đổ về nhau, hết hẹn hò...

Mai mốt ta đi đường lạ hoắc
Chắc gì hoa bướm đã ngùi say
Buồn buồn lặp lại trò mất dạy
Chưa tới đêm rằm đã... lấy trăng.

            
          (HÙNG NGUYỄN)



 Tranh khỏa thân sơn dầu sống động như thật khoa than

Tranh khỏa thân sơn dầu sống động như thật khoa than1

Tranh khỏa thân sơn dầu sống động như thật khoa than2

Tranh khỏa thân sơn dầu sống động như thật khoa than3


Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

SINH NHẬT EM & THƠ TÔI GỞI. (Thơ Hùng Nguyễn)






sInH nHậT eM vÀ tHơ TôI gỞi.

(Đêm người hoa rượu mừng sinh nhật
Bao luận điệu cười đổ ra sân
Ta ngồi bó gối. Buồn. Thất trận
Thu mình "ôn cố" để... "tri tân")...

Vai người mỏng mảnh sao gánh nổi
Dẫu nửa đời ta cũng cô hồn
Mới cười Từ Hải chiều khốn đốn
Chưa kịp Sở Khanh đã lắc đầu
Phong hoa tuyết nguyệt ăn trong máu
Hào khí chôn vào váy mỹ nhân
Rượu leo reo suối..., sông lận đận
Sao chở đò chiều về bến khô?
Liếc trộm đất trời mà xấu hổ
Đường cùng lực tận, áo gấm đâu?
Đất ta bất trắc, chim nhác đậu
Người lỡ bước vào. Khiếp. Bước ra...
Ừ nhỉ,
Dường như khi tối dạ
Là trút câu thơ xuống lòng người...

                                      (Hùng Nguyễn)



Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

NHỮNG CHỮ "MẶC ÁO BA LỔ" ĐỨNG TRONG THƠ LỤC BÁT - Tản Văn NGUYỄN LÂM CÚC

http://nguyenlamcuc.vnweblogs.com/gallery/2509/nhin.jpg
             (NLC)

Tại sao gọi là chữ “ mặc áo ba lổ”?
Áo ba lổ là áo thun, mặc cho mát, mặc ở trong nhà khi chỉ có những người thân.
Lúc mặc chiếc áo này không thể nói là lúc thể hiện sang trọng, tao nhã, hay hàn lâm được, mà chỉ thể hiện sự tùy tiện, thoải mái, buông thả, buông lỏng,  tầm thường…
Những chữ “không mặc gì” rất ít được dùng đối với Văn Chương Việt. Có rất nhiều chữ khi dùng trong Văn, thường thấy người ta phải dấu kín nó bằng cách viết tắt bất thường ví như tiếng chửi thề đ.m. Hay một danh từ như cái L. Trong Thơ, rất hiếm khi thấy những chữ này xuất hiện. Nếu có, chúng thường nằm trong thơ Trào Lộng và lưu truyền bằng miệng, hoặc bằng phương tiện quảng bá không chính thức. Nhưng đó là những chữ “ở truồng”. Còn chữ “mặc áo ba lổ” tất nhiên là vẫn tiếp đãi bạn thân, hàng xóm được, mà như thế là cao hơn sự dung tục một vài phân, nhưng chưa thể bằng vai phải lứa với tao nhã.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một Pháp sư tài ba, Bà có thể dùng những chữ đen đúa, đậm đặc dung tục  một cách ngạo nghễ, thách thức:
“ Kìa cái diều ai thả lộn lèo”/ Hồ Xuân Hương.
 Chữ “lộn lèo” dùng thật đắc.
Tôi tin, trước Nữ sĩ Hồ Xuân Hương chưa từng có nhà thơ nào dám dùng hai chữ đó. Sau Bà, nghĩa là cho đến nay, tôi cũng chưa thấy bài thơ nào dám dùng hai chữ kia. Chỉ riêng việc dùng thành thạo, dùng đắt địa những  “quái ngữ” đủ thấy uy phong điều khiển chữ, nghĩa Nữ sĩ họ Hồ cao vời vợi.
Có “tu” thêm vài chục kiếp, hai chữ “ lộn lèo” cũng không dám mon men mé chiếu của những chữ “sang trọng” như : “mây trắng, nắng vàng, tơ nõn…” chớ đừng nói chi chiện “đồng sàng, dị mộng”
Nhưng có những chữ không “ở truồng” như thế.
Tôi từng cãi nhau đỏ mặt, tía tai với anh Trần Thiên Thị, nhưng khổ thơ này của anh thì ngấm vào tôi bằng sự hấp dẫn khó chống đỡ:
“Tình như cây trụ điện 
Tưới hoài mà không xanh
Đời như con lật đật
Thở ra cũng tròng trành”
 Tôi gọi những chữ như “cây trụ điện” là “chữ mặc áo ba lổ”. Đó là những chữ rất quen thuộc với đời sống hàng ngày, xuất hiện dày đặc trong Văn Nói, nhưng xuất hiện trong Thơ mà được ví von với Tình Yêu thì Trần Thiên Thị là người đầu tiên sử dụng. Cụm từ “ cây trụ điện” chẳng có gì hay cả, nhưng đứng vào khổ thơ trên nó trở thành cái đinh của câu thơ. Đọc khổ thơ xong thấy bị mê hoặc dù hình ảnh gợi trong khổ thơ  “cũng mặc quần cộc ” Nhưng chấp nhận vì hình ảnh đó làm khổ thơ mới mẻ.
Có thể, thơ Năm chữ. Thơ Thất Ngôn Bát Cú…là loại thơ mạnh mẽ, đối nhau chan chát, nhạc điệu và sự mượt mà khác hẳn với Lục Bát. Vì thế, dùng chữ “áo ba lổ” hay “ chữ mặc quần cọc” trong Lục Bát cực kỳ khó. Khó nhưng không phải là không thể, vấn đề nằm ở chỗ người viết ở tầm nào, hiểu và vận dụng chữ ra sao. Mời quí vị đọc hai bài Lục Bát dưới dây của Nguyễn Hùng :

LÕA LÒNG. 
Đôi khi  tuột luốt cõi lòng 
Thử xem nóng lạnh lúc không mưu đồ 
Chợt nghe trong cõi lõa lồ 
Trái tim thèo lẻo ngây ngô nhớ người.

 ĐIÊU THUYỀN.
Điêu Thuyền! Mẹ kiếp,... Điêu Thuyền! 
Nửa con mắt liếc ba miền điêu linh 
Chén nghiêng đổ Phụng Nghi Đình 
Đâu hay chiến mã nát mình ngoài hiên.
                                          ( Nguyễn Hùng)

Hai bài Lục Bát trên dùng những chữ : “Lõa lồ, tuột luốt, thèo lẻo”…là. những chữ này ít khi xuất hiện trong thơ, nhất là Lục Bát. Chữ “ mẹ kiếp”. Một tiếng chửi thề lại càng vắng tanh, vắng ngắt. Ai mà lại đem tiếng chửi vào một thể thơ lúc nào cũng ngân nga vang vọng bao giờ. Nhưng không. Sự táo bạo của người dùng, biết cách kềm chế được chữ, bỏ vào đúng không gian, thời gian, ngữ cảnh, tình cảm,…đã khiến chữ thô lậu thành…Thơ mộng. Và làm cho thể thơ cổ hàng trăm năm bỗng trẻ thơ, và ngây thơ.
“Trái tim thèo lẻo ngây ngô nhớ người”
Một khái niệm riêng của Nguyễn Hùng “Trái tim thèo lẻo”. Người khác nói “ Trái tim là nấm mồ” “ Trái tim là kho báu”  trái tim là…vv. Nguyễn Hùng nói, nó thèo lẻo. Thì đã sao!? Một khái niệm đủ ý nghĩa. Thích khái niệm đó hay không là việc của bạn. Việc của Nguyễn Hùng đã góp thêm vào vốn tiếng Việt một khái niệm.
Có lần, tôi đọc được ở blog anh Tống Phước Trị một sự so sánh, câu như sau: “ …văn Chị viết mượt như quần lĩnh…”. Tôi lặng người vì sung sướng, vì đọc được một so sánh mới. Ừ, cái quần vải sa tanh, quần lĩnh bóng loáng, mướt rượt của một thời. Phải. Cứ so sánh như thế, việc gì phải nói đi, nói lại rằng câu văn mượt như nhung, mềm như lá nõn, óng ả như mây trời?..
Anh Tống Phước Trị đã tạo ra một so sánh mới. Khâm phục sự sáng tạo này của anh.
Trong kho Tiếng Việt còn hàng đống tiếng nói, chữ viết chưa dùng, tại sao cứ phải viết những câu thơ ăn vần :
Nhớ anh ghê/ Anh lâu về/ Em chán chê.
Hay. Trên bờ đê/ Dâu xanh phê/ Nhìn rất mê?
 Bạn không thấy sao, những chữ đẹp đó đã được dùng đi, dùng lại hàng vạn lần khiến chữ mòn vẹt nhìn mà thương!
Đọc những câu thơ có chữ mới toanh, trước hết là bất ngờ, kế liền nó là khâm phục, sau nữa vỡ ào vui sướng vì được chiêm ngưởng cái lạ, đẹp, khác hẳn của một tác phẩm.

 “Đầu cơ một suất niết bàn
 Bỏ nghề chạy chợ chuyển sang chơi chùa. TTT”
………………..
Ngửa ra cái thớt chiều hôm
bằm dăm sợi nắng chẻ nồm luồn mây
     
…Chiều rơi cái vạt à uôm
Thớt mình đau nhát gió luồn chém không…”
     
                                                         (Trích “Chuyến Hạ” của Thuận Nghĩa)
Tháng ba

Nắng òa mặt đất
Nắng lên môi cười
Thầy em, tủm tỉm gọi mời
U em, lúng liếng, tươi tươi, giòn giòn

Nửa đêm hổn hển đầu non
Sáng ra áo kép vẫn còn bỏ không

Mình ơi
Thuận vợ thuận chồng
Tháng Ba sau
Có con bồng
he...he/
                            (Kim Oanh)

 Trong hai trích đoạn và bài thơ của Kim Oanh trên có những từ khiến người ta chuyển từ kinh ngạc này sang ngạc nhiên khác. Ví dụ như Trần Thiên Thị dùng từ “ Đầu cơ” để đầu cơ một suất Niết bàn. Thuận Nghĩa thì đưa ra “cái thớt”. Trời ạ, cái thớt, hay cái mặt thớt mà vô thơ Lục Bát hay rứa không lạ sao được? Lại còn ngửa cái mặt thớt lên, ra sức bằm trên đó mà vưỡn cứ hay!
Còn Kim Oanh thì tiện tay ném luôn vào thơ của mình hai chữ hehe”.
He he là một động từ “nham nhỡ”. Đó là tiếng cười “phàm phu tục tử”. Ngày xưa, các cô gái hiền thục chỉ cười nửa miệng, đi nhẹ, nói khẽ. Còn cười mà he he như thế này thì ế dài, ế rạc Kim Oanh nhé.
Nhưng thử bỏ hai chữ hehe kia khỏi câu thơ của KO, sẽ thấy không còn KO nữa. Không còn một lối viết trữ tình, dí dõm rất thông minh nữa…
Trong bài viết này, tôi chỉ nói về cách dùng chữ dân dã, tiếng nói chợ búa  vào thơ Lục Bát. Không nói đến ý nghĩa bài thơ, mặc dù ý nghĩa các bài thơ sâu lắng, gợi cảm và hàm chứa nhiều tầng vỉa thông tin.

                                 (NGUYỄN LÂM CÚC)

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Chỉ được nửa Em thôi. (Thơ Hùng Nguyễn)

alt

   cHỉ ĐưỢc NửA eM tHôI...

Em từng chiều theo gió
Rộn ràng thổi về đêm
Mà tay ta quá nhỏ
Chỉ ôm được... Nửa em...

Em từng rằm tươi tắn
Theo trăng đỗ xuống thềm
Mà lòng ta quá cạn
Chỉ hứng được... Nửa em...

Em từng ngày tóc rối
Trải liêu trai bên rèm
Mà đời ta quá mỏi
Chỉ lấy được... Nửa em...

Em từng mùa di trú
Buồn cười như tiếng chim
Mà thơ ta quá cũ
Chỉ dụ được... Nửa em...

Xuống đây...
Em sa xuống đây
Em vào chén rượu ta bày cuộc chơi
Em nằm say khướt nuốt lời
Rằng: Trăm năm ở với người mộng du
Rằng: Đi cho kíp thiên thu
Rằng: Về ngọc nát vọng phu hương chìm
Em là chim, là... con chim
Bỏ trời xuống đậu giữa mềm mại... Ta.

            (Hùng Nguyễn - Cảm hứng từ trước ngày 18/6)

alt

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

BIỂN CHỈ CÒN MÌNH MẸ. (Lục bát Hùng Nguyễn)

alt

  BIỂN CHỈ CÒN MÌNH MẸ.

Sóng nào xé biển làm đôi
Để chiều gió cát mẹ ngồi rưng rưng
Buồm xưa vời vợi lẫy lừng
Chừ phơi bến giặc biết chừng nào căng...

Chân trời mấy nỗi trả vay
Sóng đâu bởi biển sao vầy vò nhau
Mẹ ta đội nắng trên đầu
Nguyện che biển động nguyện cầu sóng yên...

Mẹ già khóc biển hóa mây
Rót ngàn giọt nữa mới đầy trùng dương
Cho thuyền xưa cuộc thập phương
Về trên nước mắt triều cường mẹ nay...

Lạy Mẹ, con đi... Mẹ cười
Một bầy áo vải "coi trời bằng vung"
Trùng trùng vượt sóng biển Đông
Kệ cha mấy chiếc thuyền rồng buông neo...

                          (Hùng Nguyễn)

 alt alt

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Thất Ngôn Tứ Tuyệt: - KÍNH CHÀO HẰNG TỶ TỶ!

alt
       
      Kính chào Hằng tỷ tỷ!

      ĐỘI TRĂNG.
Ta đội vầng trăng trên mỏ ác
Trăng cười Vương Mẫu, mắt đoan trang
Ta đội vầng trăng qua cực lạc
Trăng cười Võ Hậu, háng thênh thang.

      ĐỜN NHỊ.
Hồn trăng lõa thể trên cầm nguyệt
Tức tưởi Sâm Thương xuống nhị huyền
Thương ta hoàng hạc bay tứ xứ
Em gẩy trăng vàng hát chợ phiên.

      TRĂNG VÀ TÓC.
Lược trăng da diết trên khe tóc
Vườn hạnh em về róc rách suông
Tháng Chạp bây chừ đêm lên muộn
Em theo hồ nguyệt chải miền cong.

      TIỄN TRĂNG.
Tống biệt vầng trăng ra tác chiến
Dốc phố ngần ngừ cốc rượu nghiêng
Mai mốt giang hồ trăng xơ xác
Biết kịp về không... rằm tháng Giêng?

      TRĂNG... MẬT.
Cổ trăng sức kéo bao nhiêu mật
Cố chở mùa say ngọt địa tầng
Đêm cứ mỏng dày trăm ân ái
Mông đầy... trăng mật... ướt tới chân.

      THÁNG NÀY, TRĂNG...
Tháng này tuyết đậm trăng giấu bóng?
Tháng này kinh nguyệt có đều không?
Trăng đau bụng gió, trăng vàng bợt
Em đau bụng máu, vú đỏ hồng.

      SẮC MÀU TRĂNG.
Gởi một vầng trăng nơi cửa Phật
Chực rằm loa lóa sắc cà sa
Giấu một người thương vào hiểm họa
Nguyệt thực lòa xòa áo tình nhân.

      TRĂNG TRẺ CON.
Trăng buồn tự khuyết dăm ba bữa
Làm mình làm mẩy dỗi người yêu
Cưỡi gió anh về đêm hương liệu
Trăng cười... vành vạnh hỏi Rằm chưa?

      NHÂN QUẢ TRĂNG.
Ta gieo hạt nắng thành trăng mọc
Nên sáng long lanh cái mặt rằm
Ta gieo hạt nhớ vào đáy mắt
Nên ướt nhạt nhòa khắp đêm em.

      NỢ.
Mái chèo khuấy sóng trăng tan mất
Thuyền khất nợ sông một đêm rằm
Bài thơ khuynh đão miền nhục cảm
Ta siết nợ người đúng trăm năm.

      TÌM TRĂNG LẠC.
Chạp rét đi tìm trăng thất lạc
Hỏi gió qua đường gặp đâu không?
Tuyết miền Bắc Mỹ lu loa khóc
Nó trốn đi rồi... Về Việt Nam!

                            (Hùng Nguyễn)